Dịch vụ Sửa chữa xe nâng điện hãng Komatsu. Sửa chữa hệ thống thủy lực xe nâng điện. Sửa chữa bo mạch điện tử, bình ắc quy xe nâng điện. Sửa chữa hệ thống điện phục hổi motor điện , van điện từ, bộ chia điện…Dịch vụ Sửa Chữa Xe Nâng Chuyên Nghiệp trọng tải từ 1,5T – 10T.
XE NÂNG F có mặt trên thị trường với sứ mệnh đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Phát huy hết thế mạnh của đội ngũ kĩ sư nhằm mang đến cho khách hàng chất lượng sửa chữa tốt nhất.
Chúng tôi không ngừng nỗ lực, tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệm để hợp tác lâu dài với những khách hàng tin tưởng và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Xe nâng của bạn có vấn đề nên bạn đang tìm kiếm xưởng sửa chữa xe nâng chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng để chăm sóc tốt nhất cho chiếc xe của mình. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trơ nhanh nhất.
Sửa chữa hệ thống thủy lực xe nâng điện. Sửa chữa bo mạch điện tử, bình ắc quy xe nâng điện. Sửa chữa hệ thống điện phục hổi motor điện , van điện từ, bộ chia điện,
Thay thế phụ tùng xe nâng điện bị hư hỏng, khắc phục sửa chữa mọi căn bệnh của xe nâng điện.
Những hư hỏng trên Xe Nâng Điện Đứng Lái Và Ngồi Lái Komatsu
Hư hỏng hệ thống cấp nguồn trên xe nâng
Khi bạn bật chìa khoá khởi động xe, không có điện trên đồng hồ taplo. Bạn cần kiểm tra những phần cơ bản hay hư hỏng nhất như: Công tắc tơ tổng trên xe, điện cấp từ bình ác quy, nút dừng khẩn cấp trên xe đang ở vị trí on hay off. Hệ thống dây điện nguồn từ ổ khoá có không….Đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến xe bị mất điện.
Xe nâng không tiến lùi, không nâng hạ được
Xe nâng bị mất trợ lực lái
Xe nâng điện sạc không vào hay nhấn nút sạc thì có tiếng kêu to ở máy sạc xe nâng
Xe nâng sạc đầy điện nhưng chỉ sử dụng được 1-2h là hết điện
Sau khi sạc bình điện xong xe không hoạt động được
Xe nâng chạy hoặc nâng hạ rất chậm, tốc độ dưới 5km/h. Dây motor rất nóng
Xe hoạt động chập chờn, lúc được lúc không. Để lâu lâu mở khoá thì chạy
Xe chạy không tải hoạt động bình thường, nhưng khi nâng hạ hàng nặng thì mất nguồn
NHỮNG HỆ THỐNG TRÊN XE NÂNG ĐIỆN CẦN ĐƯỢC KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Bảo Trì Bảo Dưỡng Bình Ác Quy Xe Nâng Điện
Đảm bảo bình ắc quy còn đủ nước nếu thấy mức dung dịch giảm, tiến hành châm nước cất đồng đều giữa các hộc bình.
Kiểm tra tỉ trọng dung dịch điện phân bằng máy đo điện phân với tỷ trọng chuẩn là 1,28g. Lưu ý tránh dùng dung dịch điện phân có tỷ trọng cao quá hoặc quá thấp sẽ làm giảm tuổi thọ cả bình.
Châm dung dịch điện phân cao hơn bề mặt bản cực khoảng 10mm – 20mm là đúng tiêu chuẩn. Nhiệt độ < 500ºC
Kiểm Hệ Thống Di Chuyển
– Đối với bánh PU xe nâng điện: Kiểm tra tình trạng đã mòn, nứt hay chưa
– Đối với bánh đặc xe nâng: Kiểm tra độ mòn của gai, có bị nứt bể không, khi chạy có bị nhún xóc không.
– Kiểm tra đai ốc bánh xe nâng có lỏng ra hay không, nếu có phải siết chặt.
Kiểm Tra Hệ Thống Phanh Và Hệ Thống Lái Trên Xe
– Đánh lái kiểm tra độ rơ của tay lái xem có bị rơ lỏng vượt mức quy định
– Kiểm tra hành trình chân phanh bằng cách đạp bàn đạp hết cỡ.
– Lưu ý rằng khi giữ bàn đạp (Đang ở vị trí đạp xuống hết cỡ) bàn đạp không bị tuột sâu thêm.
– Kiểm tra xem có gì khác thường khi ấn và buông bàn đạp không.
– Để đánh giá độ ổn định của tay phanh có hoạt động tốt không tiến hành mẹo sau đây: Đỗ xe trên mặt đường có độ nghiêng vừa đủ, kéo thắng tay nếu xe bị tuột dốc là không đạt yêu cầu
Kiểm Tra Mức Dầu Phanh
– Kiểm tra mực dầu phanh trong bình nếu thấp hơn quy định phải châm thêm vì mực dầu phải nằm trong phạm vi cho phép được thể hiện trên bình.
– Nếu dầu phanh hao hụt một cách nhanh chóng phải kiểm tra xem có bị rò rỉ không.
Kiểm Tra Mực Nhớt Và Chất Lượng Nhớt Thủy Lực
– Tắt máy, hạ càng xe nâng xuống đất trước khi kiểm tra nhớt thủy lực.
– Mở nắp capo, vặn rút thước đo mực nhớt ra và lau sạch bằng vải.
– Gắn thước trở vào và đo mực nhớt.
– Châm nhớt nếu thiếu hụt và phải lau sạch dầu văng ra xung quanh.
Các Bộ Phận Cần Được Bôi Trơn Với Chu Kỳ Là 1 Lần/ Tuần
– Dây xích: Sử dụng nhớt máy (Chủng loại đã chỉ định)
– Cốt tay lái, khớp di động, các trục chuyển hướng: sử dụng mỡ bò (Chủng loại đã được chỉ định)